Kỹ Thuật Viên Bến Tre | Diễn đàn Kỹ Thuật Viên Bến Tre | KTV Bến Tre | Ghost Đa Cấu Hình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kỹ Thuật Viên Bến Tre | Diễn đàn Kỹ Thuật Viên Bến Tre | KTV Bến Tre | Ghost Đa Cấu Hình


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
928 Số bài - 47%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
Admin
225 Số bài - 11%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
lct90
196 Số bài - 10%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
thanhproit
178 Số bài - 9%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
chauthanh
147 Số bài - 7%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
heartbeat1992
145 Số bài - 7%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
meohoanbt
76 Số bài - 4%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
luyenlvtm88
36 Số bài - 2%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
titoetn
29 Số bài - 1%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
baobaounin
19 Số bài - 1%
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptyNGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Empty 
kieutuananhvodoi

Các bài gửi mới nhấtNgười gửi cuối
Admin
dq2014
quanaothethaovn
thuyhuynh
21thangcu
KenDyGZ
baobaounin
baobaounin
muvietnampro
baobaounin
baobaounin
titoetn

Share
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA EmptySat Feb 04, 2012 8:06 pm#1
lct90

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Thtx_010 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Thtx_012
lct90
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Thtx_015 NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Thtx_017


xem thêm thông tin
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 225
Tham gia : 21/12/2011
Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 225
Tham gia : 21/12/2011
Bài gửi NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA
I.ĐẶC ĐIỂM- NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH
1. Đặc điểm
Nguồn máy tính là loại nguồn phi tuyến, khác với nguồn tuyến tính ở chỗ:
Nguồn tuyến tính(thường cấu tạo bằng biến áp với cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp) cho điện áp đầu ra phụ thuộc vào điện áp đầu vào.

I.ĐẶC ĐIỂM- NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH
1. Đặc điểm
Nguồn máy tính là loại nguồn phi tuyến, khác với nguồn tuyến tính ở chỗ:


  1. Nguồn [You must be registered and logged in to see this link.](thường cấu tạo bằng biến áp với cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp) cho điện áp đầu ra phụ thuộc vào điện áp đầu vào.

  2. Nguồn [You must be registered and logged in to see this link.]cho điện áp đầu ra ổn định ít phụ thuộc vào [You must be registered and logged in to see this link.]đầu vào trong giới hạn nhất định cho phép.

2. Nguyên lý hoạt động
Từ nguồn điện dân dụng (110Vac/220Vac xoay chiều với tần số 50/60Hz) vào
PSU qua các mạch lọc nhiễu loại bỏ các nhiễu cao tần, được nắn thành
điện áp một chiều. Từ điện áp một chiều này được chuyển trở thành điện
áp xoay chiều với tần số rất cao, qua một bộ biến áp hạ xuống thành [You must be registered and logged in to see this link.]tần
số cao ở mức điện áp thấp hơn, từ đây được nắn trở lại thành một chiều.
Sở dĩ phải có sự biến đổi xoay chiều thành một chiều rồi lại thành xoay
chiều và trở lại một chiều do đặc tính của các biến áp: Đối với [You must be registered and logged in to see this link.]cao thì kích thước [You must be registered and logged in to see this link.]nhỏ đi rất nhiều so với biến áp ở tần số [You must be registered and logged in to see this link.]50/60Hz.
Nguồn máy tính được lắp trong các [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.], [You must be registered and logged in to see this link.]. Ở máy để bàn hoặc máy chủ, bạn có thể nhìn thấy PSU là một bộ phận có rất nhiều đầu dây dẫn ra khỏi nó và được cắm vào [You must be registered and logged in to see this link.], các ổ đĩa, thậm chí cả các [You must be registered and logged in to see this link.]cao
cấp. Ở máy tính xách tay PSU có dạng một hộp nhỏ có hai đầu dây, một
đầu nối với nguồn điện dân dụng, một đầu cắm vào máy tính xách tay.
Nguồn máy tính cung cấp đồng thời nhiều loại điện áp: +12V, - 12V, +5V, +3,3V... với dòng điện định mức lớn.
3. Vai trò
Nguồn máy tính là một bộ phận rất quan trọng đối với một hệ thống máy
tính, tuy nhiên có nhiều người sử dụng lại ít quan tâm đến. Sự ổn định
của một máy tính ngoài các thiết bị chính (bo mạch chủ, bộ xử lý, bộ nhớ
truy cập ngẫu nhiên, ổ cứng...) phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn máy tính
bởi nó cung cấp năng lượng cho các thiết bị này hoạt động.
Một nguồn chất lượng kém, không cung cấp đủ công suất hoặc không ổn định
sẽ có thể gây lên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (cung cấp điện
áp quá thấp cho các thiết bị, có nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các
tín hiệu trong hệ thống), hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ các thiết bị
(nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức).
4. Các kết nối đầu ra của nguồn
Nguồn máy tính không thể thiếu các đầu dây cắm cho các thiết bị sử dụng
năng lượng cung cấp từ nó. Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính bao
gồm:


  • Đầu cắm vào bo mạch chủ (motherboard connector): là đầu cắm có
    20 hoặc 24 chân - Tuỳ thể loại bo mạch chủ sử dụng. Phiên bản khác của
    đầu cắm này là 20+4 chân: Phù hợp cho cả bo mạch dùng 20 và 24 chân.

  • Đầu cắm cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm ([You must be registered and logged in to see this link.]) (+12V power connector)
    có hai loại: Loại bốn chân và loại tám chân (thông dụng là bốn chân,
    các nguồn mới thiết kế cho các bo mạch chủ đời mới sử dụng loại tám
    chân.

  • Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp ATA) (peripheral connector): Gồm bốn chân.

  • Đầu cắm cho ổ đĩa mềm: Gồm bốn chân.

  • Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang giao tiếp SATA: Gồm bốn dây.

  • Đầu cắm cho các cạc đồ hoạ cao cấp: Gồm sáu chân.

(Lưu ý: Một số đầu cắm khác đã có ở các nguồn thế hệ cũ (chuẩn AT) đã được loại bỏ trên mười năm, không được đưa vào đây)
Các đầu cắm cho bo mạch chủ và thiết bị ngoại vi được nối với các dây
dẫn màu để phân biệt đường điện áp, thông thường các dây dẫn này được
hàn trực tiếp vào bản mạch của nguồn. Tuy nhiên có một số nhà sản xuất
đã thay thế việc hàn sẵn vào bản mạch của nguồn bằng cách thiết kế các
đầu cắm nối vào nguồn. Việc cắm nối có ưu điểm là loại bỏ các dây không
cần dùng đến để tránh quá nhiều dây nối trong thùng máy gây cản trở
luồng gió lưu thông trong thùng máy, nhưng theo tác giả (TMA) thì nó
cũng có nhược điểm: Tạo thêm một sự tiếp xúc thứ hai trong quá trình
truyền dẫn điện, điều này làm tăng điện trở và có thể gây nóng, tiếp xúc
kém dẫn đến không thuận lợi cho quá trình truyền dẫn.
st Nguyễn Văn Sò
5. Quy ước màu dây và cấp điện áp trong nguồn máy tính
Quy ước chung về các mức điện áp theo màu dây trong nguồn máy tính như sau:


  1. Màu đen: Dây chung, Có mức điện áp quy định là 0V; Hay còn gọi là [You must be registered and logged in to see this link.], hoặc COM. Tất cả các mức điện áp khác đều so với dây này.

  2. Màu cam: Dây có mức [You must be registered and logged in to see this link.]: +3,3 V

  3. Màu đỏ: Dây có mức điện áp +5V.

  4. Màu vàng: Dây có mức điện áp +12V (thường quy ước đường +12V thứ nhất đối với các nguồn chỉ có một đường +12V)

  5. Màu xanh Blue: Dây có mức điện áp -12V.

  6. Màu xanh Green: Dây kích hoạt sự hoạt động của nguồn. Nếu nguồn ở trạng
    thái không hoạt động, hoặc không được nối với máy tính, ta có thể kích
    hoạt nguồn làm việc bằng cách nối dây kích hoạt (xanh green) với dây 0V
    (Hay COM, GND - màu đen). Đây là thủ thuật để kiểm tra sự hoạt động của
    nguồn trước khi nguồn được lắp vào máy tính.

  7. Dây màu tím: Điện áp 5Vsb (5V standby): Dây này luôn luôn có
    điện ngay từ khi đầu vào của nguồn được nối với nguồn điện dân dụng cho
    dù nguồn có được kích hoạt hay không (Đây cũng là một cách thử nguồn
    hoạt động: Đo điện áp giữa dây này với dây đen sẽ cho ra điện áp 5V
    trước khi kích hoạt nguồn hoạt động). Dòng điện này được cung cấp cho
    việc khởi động máy tính ban đầu, cung cấp cho con chuột, bàn phím hoặc
    các cổng USB. Việc dùng đường 5Vsb cho [You must be registered and logged in to see this link.][You must be registered and logged in to see this link.]tuỳ
    theo thiết kế của bo mạch chủ - Có hãng hoặc model dùng điện 5Vsb, có
    hãng dùng 5V thường. Nếu hãng hoặc model nào thiết kế dùng đường 5Vsb
    cho bàn phím, chuột và các cổng [You must be registered and logged in to see this link.]thì có thể thực hiện khởi động máy tính từ bàn phím hoặc con chuột máy tính.

Một số dây khác: Khi mở rộng các đường cấp điện áp khác nhau, các nguồn
có thể sử dụng một số dây dẫn có màu hỗn hợp: Ví dụ các đường +12V2
(đường 12V độc lập thứ 2); +12V3 (đường 12V độc lập thứ 3)có thể sử dụng
viền màu khác nhau(tuỳ theo Chuẩn đoán hư hỏng Bộ nguồn ATX

II. CÁC BƯỚC QUAN TRỌNG NHẰM XÁC ĐỊNH HƯ HỎNG CỦA BỘ NGUỒN:
Hiện nay trên 80% máy tính đang được sử dụng tại Việt Nam có trang bị
PSU thường là hàng có chất lượng thấp, tuổi thọ và độ bền rất kém. Nên
việc một ngày đẹp trời nào đó tự nhiên chiếc máy tính của bạn không chịu
hoạt động hay phát ra những triệu chứng làm cho công việc của bạn bị
gián đoạn, thì nguyên nhân có thể là PSU đã hư. Tuy nhiên, để xác định
chính xác nguyên nhân thì không phải ai cũng có thể làm được một cách dễ
dàng, nhất là trong chiếc máy tính có rất nhiều thành phần linh kiện
khi hư hỏng có thể gây ra hiện tượng giống nhau. Với 14 bước kiểm tra
đơn giản và nhanh chóng dưới đây có thể giúp bạn xác định nhanh chóng
tình trạng hoạt động của PSU.
Bước 1
Bước đầu để chẩn đoán một PSU hỏng là xác định xem có điện vào hay
không. Làm cách nào để biết? Bạn có thể nghe tiếng quạt quay, thấy đèn
phía trước thùng máy nhấp nháy hoặc nghe tiếng bíp. Nếu thùng máy nóng
lên hay bạn bị điện giật khi sờ vào thùng máy thì hãy rút điện ngay lập
tức, có thể thùng máy chưa được tiếp đất hoặc PSU bị chập mạch ở đâu đó.
Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm tra xem quạt của PSU có thổi gió ra hay
không bằng cách dùng tay kiểm tra nơi lưới bảo vệ phía sau của PSU. Màn
hình thường lấy điện riêng nên việc màn hình sáng không chứng minh rằng
PSU hoạt động tốt.
Bước 2
Nếu không thấy hiện tượng PSU có hoạt động (có gió thổi ra, đèn báo phía
trước,…), bạn nên kiểm tra lại vị trí công tắc mở nguồn chính. Dấu hiệu
I (input) được ấn xuống cho biết PSU đang được cấp điện, dấu O (output) được ấn xuống cho biết PSU đang cắt điện. Hãy mở công tắc qua vị trí I.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Kythuatvien_Attachments_749_1
Dùng tay để cảm nhận sự hoạt động của PSU qua luồng gió thoát ra phía sau
Bước 3
Nếu không có điện, bạn nên kiểm tra lại nguồn cung cấp điện. Không cần
phải dùng đến đồng hồ điện hay bút thử điện để kiểm tra, chỉ cần rút đầu
cắm PSU ra rồi thay vào đó bằng một cái đèn hoặc quạt máy. Nếu bạn dùng
một ổ điện nối thêm thì có thể ổ cắm nối thêm của bạn không hoạt động
tốt, mặc dù tất cả các ổ cắm còn lại vẫn hoạt động và đèn báo trên ổ vẫn
sáng lên. Bản thân tôi đã gặp nhiều ổ chia điện có ít nhất một ổ cắm
hỏng và các ổ cắm đang hoạt động thì bỗng nhiên chết không rõ nguyên do.
Cáp điện của PSU rất ít khi hỏng, nhưng đầu cắm cái kết nối với bộ
nguồn máy tính có thể bị lỏng. Để chắc ăn, cần kiểm tra hai đầu cắm đực
và cái xem chúng có được cắm chắc chắn hay chưa.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Vị trí I được ấn xuống, PSU đã được cấp điện
Bước 4
Nếu như bạn vừa thay nguồn mới hoặc di chuyển máy tính, kiểm tra lại
điện thế hoạt động (110V/220V) trên PSU. Một cần gạt nhỏ màu đỏ nằm phía
sau PSU được dùng để chuyển đổi điện thế AC vào. Rút điện ra và gạt qua
mức điện thế phù hợp với địa điểm cư ngụ của bạn. Khi bạn khởi động với
mức 220VAC ở một vùng dùng điện thế 110VAC, bạn chỉ cần chỉnh lại mức
điện thế là ổn. Còn nếu bạn khởi động ở mức 110VAC ở một nước dùng điện
thế 220VAC, trường hợp nhẹ nhất là nổ cầu chì của PSU, nặng hơn là bạn
có thể làm hỏng PSU và thậm chí là cả các thiết bị khác bên trong máy
tính.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Kythuatvien_Attachments_749_3
Các ổ nối chất lượng thấp cũng là nguyên nhân làm cho PSU không chạyKiểm tra tiếp xúc của dây nguồn với ổ lấy điện của PSU
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Kythuatvien_Attachments_749_4
Bước 5
Một lý do nữa cho việc PSU không hoạt động chính là bạn chưa cắm đầu
power switch. Đầu power switch, thường được đóng dấu PW hoặc PW_ON hay
POWER SW, đi từ phía trước thùng máy đến mainboard. Tuy nhiên, trường
hợp này chỉ xảy ra khi bạn vừa thay mainboard hoặc vừa chỉnh sửa các thứ
trong thùng máy (các đầu cắm rất dễ bị bung ra). Vị trí cắm power
switch được in trên mainboard, ngoài ra bạn có thể tham khảo trong tài
liệu đi kèm với mainboard nếu không tìm thấy chân cắm này.
Bước 6
Bạn có thể khởi động bằng cách chập hai chân của nút power switch trên
mainboard bằng một chiếc tua-vít, chìa khóa hay bất cứ thứ gì có thể dẫn
điện. Nếu công tắc power switch của bạn bị hỏng và bạn không có dư để
thay, hãy dùng nút reset, rút đầu reset và cắm vào PW_ON, như vậy, mỗi
lần mở máy bạn nhấn nút Reset để thay thế.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Kythuatvien_Attachments_749_5
Bước 7
PSU sẽ không hoạt động nếu như mainboard không được cấp điện. Kiểm tra
đầu nối 20pin hoặc 24pin và các đường cấp điện phụ khác, như đường 12V
cho các máy P4. Các đầu cắm ATX có một chốt cài, bạn sẽ nghe một tiếng
click nhỏ khi đầu cắm được gắn chặt vào mainboard.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Kythuatvien_Attachments_3159_6
Đầu 5VSB tại chân số 9 lúc nào cũng có điện khi PSU được cắm vào. Đường
này cung cấp điện cho mạch điện trên mainboard hoạt động cả khi máy tính
đã tắt để phục vụ các tính năng như “Wake on Modem”, “Wake on LAN”. Đó
cũng là lý do bạn không nên làm việc với thùng máy khi chưa rút điện
lưới AC cung cấp cho PSU. Dòng điện này còn cấp cho các khe cắm card
PCI, do đó nếu bạn tháo gỡ card mà chưa rút cáp điện ra, bạn có thể làm
hỏng card hoặc mainboard. Mặc dù cáp của các ổ đĩa không có điện khi bạn
tắt máy, tuy nhiên trong quá trình tháo lắp các ổ đĩa, bạn có thể vô ý
đánh rơi một chiếc tua-vít, và nếu chiếc tua vít này rơi trúng một khe
cắm trống, nó có thể gây chập mạch và làm hư hại mainboard.
Bước 8
Nếu máy tính đã kết nối với màn hình, câu hỏi tiếp theo là màn hình của
bạn có hiển thị hay không? Có hiện ra chữ hay không? Nếu xuất hiện dòng
chữ “Please connect monitor” hay “No signal” hoặc “No video signal
detected” thì nghĩa là màn hình vẫn chưa kết nối với máy tính. Nếu màn
hình hiển thị nhiều hình ảnh hoặc những sọc ngang chạy liên tục thì tức
là card đồ họa cung cấp tín hiệu mà màn hình không hiển thị được. Điều
này thường xảy ra khi bạn kết nối một màn hình cũ với máy tính mới, và
màn hình này không hỗ trợ refresh rate của độ phân giải được thiết lập
trong Windows.
Bước 9
Nếu có điện mà màn hình không hiển thị, thử tắt máy và khởi động lại.
Nếu máy khởi động ở lần thử thứ hai và thứ ba thì ắt hẳn là do tín hiệu
Power_OK (hoặc Power_Good). Khi có tín hiệu Power_OK, mainboard sẽ hiểu
rằng PSU đã ổn định, nếu không thì mainboard sẽ không khởi động để tự
bảo vệ. Lý do cho việc này là PSU không đạt chuẩn ATX. Trường hợp này
thì bạn nên xem xét việc mua PSU khác với chất lượng cao hơn. Các tiếng
bíp là một phần của quá trình test khi máy khởi động (POST). Một tiếng
bip nghĩa là mọi thứ vẫn hoạt động tốt. Các tiếng bíp chậm, liên tục và
không ngừng cho biết RAM có vấn đề, hãy thử tắt máy và cắm lại RAM. Một
loạt tiếng bíp, ba hoặc chín tiếng thường là do card màn hình không hoạt
động, thử tắt máy và cắm lại card. Nếu màn hình hiển thị mà bạn lại
nghe tiếng bíp thì vấn đề không phải do PSU gây ra.
Bước 10
Các vấn đề không liên quan đến quá trình post thường là PSU hoạt động
khá ồn hoặc điện thế không ổn định, cả hai đều là lý do để bạn thay PSU
khác. PSU hoạt động ồn thường là do quạt hoặc do các tụ điện, biến thế
phát ra tiếng rít. Quạt có thể thay thế được, nhưng hãy cẩn thận khi làm
điều đó vì bạn có thể bị giật do điện tích trữ trong các tụ ngay cả khi
cáp điện đã được rút ra. Nếu bạn nghe thấy tiếng rít chói tai thì đó có
thể là do một linh kiện bị hư. Để xác định xem linh kiện đó có nằm
trong PSU hay ở đâu đó trong hệ thống đòi hỏi một quá trình loại trừ và
thay thế.
Dòng điện không ổn định thực sự là một bóng ma gieo rắc đủ tai ương cho
máy của bạn. Những triệu chứng dễ nhận thấy nhất chính là việc máy tính
thường xuyên bị treo và khởi động lại một cách ngẫu nhiên. Các loại
mainboard hiện đại có khả năng điều chỉnh lượng điện mà chúng nhận được,
nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Khi quá giới hạn, hệ thống sẽ treo hoặc
khởi động lại để bảo vệ mainboard.
Bước 11
Những triệu chứng may bị treo hay khởi động lại một cách ngẫu nhiên còn
liên quan tới vấn đề nhiệt độ của thùng máy. Hãy thêm quạt làm mát cho
hệ thống, nếu bạn sờ thấy thùng máy của mình quá nóng (>45 độ C) hay
mở tung thùng máy nếu bạn không quan tâm tới vấn đề thẩm mỹ. Bụi cũng là
nguyên nhân khiến PSU hoạt động với nhiệt độ cao, hãy xem bên trong PSU
có quá nhiều bụi hay không? Bụi có bám nhiều trên các phiến tản nhiệt
và quạt làm mát hay không? Nếu có, hãy tắt nguồn và rút dây điện cung
cấp cho PSU và bắt đầu tiến hành làm vệ sinh. Cách làm vệ sinh an toàn
nhất là bạn nên đem PSU ra các tiệm sửa xe hay điện tử và dùng máy thổi
không khí để làm sạch bụi mà không cần mở PSU ra.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Bụi cũng là nguyên nhân làm PSU không hoạt động được
Bước 12
Ngay khi máy tính khởi động, bạn có thể nghe tiếng ổ cứng quay. Nếu bạn
không thể nghe rõ hoặc do có nhiều tạp âm bên ngoài, bạn có thể cảm nhận
bằng cách chạm vào ổ cứng. Nếu hệ thống có điện nhưng ổ cứng vẫn không
quay, hãy kiểm tra lại cáp điện, thử đầu cắm khác, thử ổ đĩa khác. Lúc
này bạn có thể xác định được là PSU đã hỏng
Bước 13
Nếu hệ thống không có điện, ngắt tất cả các ổ đĩa, từng cái một và thử
khởi động sau mỗi lần ngắt ổ đĩa. Nếu hệ thống có thể khởi động, nghĩa
là một trong những ổ đĩa hoặc đầu cắm nguồn của bạn bị lỗi. Nếu hệ thống
không khởi động ngay cả khi bạn đã ngắt tất cả các ổ đĩa thì hãy bắt
đầu tháo các card ra, chừa card đồ họa sau cùng. Nhớ rút điện trước khi
tháo card và cắm điện trở lại để khởi động. Nếu bạn xác định được card
làm cho máy tính không thể khởi động thì bạn phải thay nó. Các kết nối
nối dài cổng USB ra phía trước cũng có thể là nguyên nhân gây chạm đường
+5VDC, hãy tháo chúng ra khỏi mainboard khi bạn đã thử hết các thiết bị
bên trong mà vẫn không tìm ra nguyên nhân.
Bước 14
Sau khi đã loại trừ tất cả các ổ cứng và card, một trong những khả năng
còn lại là mainboard bị chập mạch. Hãy tháo mainboard ra và kiểm tra
lại. Bạn có thể lắp đặt cả hệ thống trên bàn, đặt mainboard lên một
chiếc hộp các-tông. Phương pháp này loại trừ tất cả các vấn đề do thùng
máy gây ra.
[You must be registered and logged in to see this link.]
Thông thường, chập mạch sẽ gây nên mùi cháy khét và làm hỏng mainboard,
đôi khi còn làm hỏng các thiết bị gắn trên mainboard (bộ nhớ, CPU,
adapter). Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dễ dàng nhận biết thiết bị
nào bị chập mạch nhờ vào vết cháy và mùi khét. Nếu bạn không thể nhận
biết thiết bị hỏng bằng mắt thường, bạn cần có một máy test-bed (một máy
tính rẻ nhưng hoạt động bình thường dùng để kiểm tra các bộ thiết bị
ngờ hỏng hóc). Nếu đã đến đây mà bạn vẫn không thể khởi động hệ thống
thì chắc chắn PSU hoặc mainboard của bạn đã hỏng. Hãy thử đổi PSU trước
vì chúng rẻ hơn so với mainboard. Sửa chữa một PSU đòi hỏi phải có kiến
thức điện tử, ngay cả khi PSU đã ngắt điện, bạn vẫn có thể bị nguy hiểm
vì điện giật vì điện tích trữ trong các tụ.


  • hãng sản xuất) như vàng viền trắng, vàng viền đen.

Chữ Ký
[Click để xem chữ kí của lct90]


Trả lời nhanh


Chuyển đến:
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Khuyến mãi đặc biệt

Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:43 AM.


NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Border_bottom_01NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ NGUỒN MÁY TÍNH VÀ CÁCH SỬA CHỮA Border_bottom_03

CNTT 2013 Style 2.0. Designed by (KTV) - Exclusive only KTVBenTre - 2013
Powered by: vBulletin version 3.8.0. Copyright ©2000 - 2013, Jelsoft Enterprises Ltd.
Ghi rõ nguồn "KTV" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.
nước hoa, mỹ phẩm , trang điểm , quà tang, đà lạt, dalat, da lat, kế toán đà lạt, ke toan da lat, hosting, host vietnam, bivn
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất


Powered by Forumotion® Version 2
Copyright ©2000 - 2012, Jelsoft Enterprises Ltd.
Designed by chauthanh.1990
Diễn đàn Kỹ Thuật Viên Bến Tre.
Địa chỉ: TP Bến Tre - Bến Tre.
Bạn ơi, đăng ký đi Đăng ký